Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Đạo tranh công khai, họa sĩ khởi kiện thế nào cho đúng?

Tuesday, 21/05/2019, 08:53 GMT+7

Đạo tranh công khai, họa sĩ khởi kiện thế nào cho đúng?

Thừa phát lại thủ Đức - Nằm trong vụ việc các họa sĩ đồng loạt lên tiếng bị “đạo” tranh, luật sư Tám Trần (luật sư bản quyền, công ty  IPCom Việt Nam) cho biết, hầu hết các vụ xâm phạm bản quyền tranh khi bị phát hiện đều không đi đến đâu, nhanh chóng “chìm xuồng” là do các tác giả chưa làm đúng trình tự pháp luật và thiếu quyết tâm đi đến tận cùng của sự việc… nhất là khâu thu thập chứng cứ

Theo luật sư Tám Trần, khi phát hiện ra tranh bị “đạo” in lên vải, vẽ lên tường như trường hợp của họa sỹ Bùi Trọng Dư, Ngụy Đình Hà, Hà Hùng Dũng… bước đầu tiên cần làm là thu thập chứng cứ xâm phạm (bằng nhiều cách khác nhau, mua mẫu vật xâm phạm hoặc lập vi bằng (bằng chứng của một sự việc xảy ra trên thực tế do văn phòng thừa phát lại lập, sau này dù bị xóa dấu vết thì vi bằng vẫn lưu lại được).

Ở bước đầu tiên này, đại đa phần các họa sỹ đều bỏ qua và chỉ chụp lại ảnh để làm bằng chứng. Nếu khởi kiện ra tòa dân sự, những bức ảnh chụp này hầu hết không có giá trị.

ảnh 1

Tranh của họa sỹ Bùi Trọng Dư bị "đạo" in lên vải

Theo chia sẻ của họa sỹ Ngụy Đình Hà, khi phát hiện ra những bức tranh của mình bị một công ty thiết kế tự ý sử dụng trái phép để in lên vải may áo dài, họa sỹ chỉ mong muốn giải quyết sự việc ở phạm vi hai bên.

“Tôi cần họ phải biết nhận lỗi về hành vi sai phạm và không tái phạm nữa. Như thế với tôi là ổn. Còn nếu tái phạm, tôi mới thực sự vào cuộc”, họa sỹ Ngụy Đình Hà nói.  

 

Cùng quan điểm này, họa sỹ Bùi Trọng Dư cũng đề cao thái độ hợp tác và hối lỗi của các công ty đã xâm phạm bản quyền tác phẩm. Anh luôn muốn "mở ra một con đường sống" đối với bên vi phạm, bởi ở những công ty đó còn biết bao công nhân, cuộc sống của họ phụ thuộc vào sự sống còn của công ty.

“Nếu họ biết ăn năn, tôi luôn tạo điều kiện và cho họ cơ hội. Nếu đơn vị nào ngang ngược không hiểu hoặc cố tình không hiểu kiểu như công ty Phương Mai vừa rồi, lẽ ra tôi phải nhờ đến thanh tra văn hóa và quản lý thị trường”, họa sỹ Bùi Trọng Dư chia sẻ.

Cho tới thời điểm hiện tại, các họa sỹ bị xâm phạm bản quyền đều đã để các công ty vi phạm xóa dấu vết mà chưa kịp lập vi bằng. Và nếu có một sự bất hợp tác giữa hai bên, nhiều khả năng, các họa sỹ sẽ là người nhận thua thiệt về mình.

Ở các bước tiếp theo, luật sư Tám Trần tư vấn cho các họa sỹ trong việc yêu cầu các đơn vị xâm phạm bản quyền phải thực hiện đúng là liên hệ bên xâm phạm thông báo (yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại, nếu có). Tiếp đó là yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm (nếu bước 2 không hiệu quả).

Ở bước thứ 3 này chính là việc khởi kiện ra tòa án dân sự hoặc nhờ tới các cơ quan chức năng như thanh tra văn hóa, quản lý thị trường vào cuộc). Việc khởi kiện ra tòa sẽ yêu cầu đơn vị xâm phạm bản quyền bồi thường thiệt hại cho họa sỹ. Còn nhờ tới các cơ quan chức năng vào cuộc xử phạt hành chính, tiền thu về sẽ nộp cho ngân sách nhà nước.

ảnh 2

Công ty Phương Mai tự ý sử dụng tranh của họa sỹ Lâm Đức Mạnh

Dù trình tự giải quyết vụ việc có thể thay đổi ở bước 2 và bước 3. Nhưng luật sư Tám Trần cho rằng, việc thu thập chứng cứ và lập vi bằng là cực kỳ quan trọng. Đặt vào trường hợp của họa sỹ Hà Hùng Dũng bị tranh tường Trần Tuân vi phạm tác quyền của 15 bức tranh, luật sư Tám Trần nhận định, nếu bước 1 được tuân thủ, ngay cả khi khách sạn Pao đã niêm phong các bức tranh tường và xóa sạch các bức tranh chép, họa sỹ vẫn hoàn toàn quyền yêu cầu bồi thường. Và số tiền này không hề nhỏ, có thể lên tới cả trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, cho tới nay, họa sỹ Hà Hùng Dũng cũng giống như các họa sỹ khác đều bỏ qua bước 1. Vì thế, kết quả tốt nhất họ nhận về chỉ là lời xin lỗi của phía sai phạm và hủy bỏ các sản phẩm có sử dụng bản quyền tác phẩm.

ảnh 3

Luật sư Tám Trần, luật sư bản quyền của công ty IPCom Việt Nam

Luật sư Tám Trần cho rằng, có thể vì các họa sỹ cảm tính, “amateur”,  hành động không theo đúng trình tự của luật pháp nên đã dung túng cho các công ty sai phạm. Và các vụ việc về vi phạm bản quyền tác phẩm mỹ thuật vẫn liên tiếp xảy ra.

Thông tin mới nhất, sau khi khách sạn Pao’s Sapa sửa sai, họa sỹ Hà Hùng Dũng lại phát hiện thêm một cơ sở spa mang tên “Junhee beaty Academy”, số 174 Triệu Việt Vương, Hà Nội sao chép các bức tranh của anh lên tường. Bản thân họa sỹ đang rất mệt mỏi khi phải chạy theo các vụ việc liên quan tới bản quyền tranh của mình. 

(Nguồn: ANTD.VN)


Written : letramy

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW