Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

Thừa phát lại Hà Nội đã lập được 621 vi bằng

Tuesday, 28/10/2014, 17:48 GMT+7

Thừa phát lại Hà Nội đã lập được 621 vi bằng

(Thừa phát lại Thủ Đức)-Sáng 28-10, Phó Chủ tịch UBND thành phố TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương này trên địa bàn thành phố.

Sau hơn 7 tháng triển khai thí điểm (từ tháng 2-2010), Hà Nội đã thành lập 8 văn phòng Thừa phát lại (đủ số lượng theo yêu cầu của Bộ Tư pháp), được nhà nước cho phép thực hiện các nhiệm vụ: Tống đạt văn bản theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự; lập vi bằng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án... Các văn phòng Thừa phát lại đều được bố trí vị trí thuận tiện, khang trang, đội ngũ cán bộ, nhân viên được tập huấn nghiệp vụ. Sau khi đi vào hoạt động, các văn phòng Thừa phát lại đã lập 621 vi bằng; tống đạt 905 văn bản của tòa án, 1.947 văn bản của cơ quan thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án37/47 vụ và tổ chức thi hành án 1/12 vụ. 
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao quyết định thành lập 3 văn phòng Thừa phát lại.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao quyết định thành lập 3 văn phòng Thừa phát lại.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị khẳng định, việc thực hiện chế định Thừa phát lại đã và đang góp phần hỗ trợ thiết thực cho ngành tòa án, thi hành án dân sự, giảm tải hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước và bảo đảm cho người dân được phục vụ tốt hơn. Tuy vậy, quá trình thực hiện đã bộc lộ một số vướng mắc. Cụ thể, trong việc lập vi bằng, một số văn phòng Thừa phát lại còn lúng túng. Hiện, ngoài Văn phòng Thừa phát lại quận Hoàn Kiếm ký được hợp đồng tống đạt văn bản với Tòa án nhân dân thành phố và thực hiện được 1.000 văn bản thì 7 văn phòng còn lại mới chỉ dừng ở việc ký hợp đồng với cơ quan thi hành án dân sự, kết quả thực hiện còn khiêm tốn. Công tác xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án cũng chưa thực hiện được nhiều vụ việc. Còn bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện, một số vụ việc chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng, chưa kể sự hiểu biết của người dân về lĩnh vực này còn hạn chế nên có tâm lý e ngại… là nguyên nhân khiến cho sự khởi đầu của các văn phòng Thừa phát lại gặp khó khăn nhất định.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn, Hà Nội mới triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại, khó khăn, vướng mắc là điều khó tránh khỏi. Để tháo gỡ, Phó Chủ tịch UBND thành phố lưu ý các thành viên Ban chỉ đạo tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công; tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình, đề xuất thành phố giải pháp. Phó Chủ tịch yêu cầu các ngành chức năng như tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, công an… tăng cường phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các văn phòng Thừa phát lại. Cùng với đó, Sở Tư pháp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp nhân dân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị các văn phòng Thừa phát lại chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ phục vụ và thông qua chất lượng giải quyết các vụ việc để xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin trong nhân dân. Đối với những vướng mắc về thủ tục theo quy định của pháp luật, Ban chỉ đạo sẽ kiến nghị TƯ giải quyết nhằm thúc đẩy việc thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn Thủ đô. 

Written : duchoai

Search date :    

Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW