Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Xác minh-thi hành án

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Gửi câu hỏi
Thông tư 15/2014/TT-BCA có quy định về đăng ký xe có quy định về giấy tờ của xe khi thực hiện việc đăng ký, cấp biển số.

Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Như vậy về nguyên tắc thì việc chuyển nhượng phải được Công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp xe đã được chuyển nhượng qua nhiều người chỉ bằng giấy viết tay với nhau. Để giải quyết những trường hợp này tại Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BCA có quy định giải quyết một số trường hợp cụ thể để giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người.

Nếu mua xe mà có đăng ký xe trong phạm vi tỉnh, Thành phố cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BCA như sau:

1. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm heo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng.

Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Nếu mua xe mà có đăng ký xe ngoài phạm vi tỉnh, Thành phố cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BCA như sau:

2. Đăng ký sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

2 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.

Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

2 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

(Nguồn: Vnexpress.net)

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

Trước đây, tại Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp  hướng dẫn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã quy định, trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.

Ngày 16/2/2015 Chính phủ  đã ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP).

Khoản 9, Điều 2 Nghị định này quy định, người thực hiện chứng thực là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 34 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP là hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực và hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực.

Theo đó, từ ngày 10/4/2015 trở đi Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, trong đó có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất.

Việc chuyển quyền có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1; khoản 2, điểm a, khoản 4; khoản 5; khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.

Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Các trường hợp đăng ký biến động thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Trường hợp cha mẹ của ông Nguyễn Đức Trung có mua một ngôi nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Hai bên mua, bán đã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở gắn liền với đất, có chứng thực của chủ tịch UBND phường. Nếu nội dung, hình thức và thẩm quyền chứng thực tại thời điểm chứng thực được thực hiện đúng quy định của pháp luật, thì hợp đồng đó là hợp pháp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tại Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định, đăng ký biến động quyền sử dụng đất là bắt buộc đối với người sử dụng đất. Do đó, cha mẹ của ông Trung cần thiết phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền, thì thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

(Nguồn: http://baochinhphu.vn)

Ủy quyền nào không buộc phải công chứng?

Từ chỗ “nghe nói hiện nay hợp đồng ủy quyền không còn bắt buộc phải công chứng nữa” nên bạn đọc Đặng Thiên Cô (Ngân hàng OCB) băn khoăn: “Nếu đúng vậy thì khi nhận thế chấp nhà gặp những hợp đồng ủy quyền không có công chứng, làm sao biết được có hợp pháp không?”.

Công chứng viên (CCV) Nguyễn Trí Hòa - Trưởng phòng Công chứng số 1 TP.HCM xác định: Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở thì chỉ có trường hợp ủy quyền quản lý nhà ở mới không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, nói hợp đồng ủy quyền nhà ở không còn bắt buộc phải công chứng là chưa chính xác. “Trong trường hợp thế chấp nhà, nếu chủ sở hữu không trực tiếp ký hợp đồng thế chấp mà thông qua ủy quyền thì ủy quyền này phải được công chứng hoặc chứng thực” - ông Hòa lưu ý.

Ngại “đi tới lui phiền quá”, bạn đọc Phạm Thị Thủy (quận 9) hỏi: “Tôi cho thuê nhà một năm thì người thuê yêu cầu tôi phải đi công chứng. Việc này do thỏa thuận hay luật bắt buộc để tôi còn biết đường tính?”. CCV Nguyễn Hồ Phương Vinh - Phó phòng Công chứng số 1 tư vấn: “Hai bên có thể thỏa thuận là có nên yêu cầu công chứng hợp đồng hay không để cùng thực hiện”. Ông Vinh giải thích: “Theo Điều 122 Luật Nhà ở thì việc cho thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Công chứng thì CCV vẫn thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch khi cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu”.

Không thể đơn phương hủy hợp đồng

Cùng có ý định hủy bỏ hợp đồng nhưng mỗi trường hợp đều có lý do riêng. Bạn đọc Thu Hường (TP.HCM) nêu vấn đề với tư cách người bán: “Tôi ký hợp đồng chuyển nhượng 1/2 mảnh đất cho người bạn. Họ hẹn hai tháng sau khi đi công chứng sẽ gửi 50% tiền còn lại. Nay đúng hạn mà họ không trả, vậy tôi tự ý ra công chứng hủy hợp đồng đã bán được không?”. Còn bạn đọc Huỳnh Trí Dũng (phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM) đặt ra tình huống dành cho người mua: “Tôi có đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng một lô đất đã có giấy hồng nhưng chưa sang tên… Giờ bên bán có thể đơn phương hủy hợp đồng đã công chứng không?”.

Căn cứ vào Điều 51 Luật Công chứng, CCV Dương Thị Cẩm Thủy - Văn phòng Công chứng Tân Phú giải đáp: “Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả người tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Nếu bạn đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại một tổ chức hành nghề công chứng thì bạn không thể tự ý hủy bỏ hợp đồng đã giao kết”. Tương tự, CCV Nguyễn Hoàng Phi - Phó Văn phòng Công chứng Tân Phú khẳng định: “Ngay cả khi hai bên không thống nhất được với nhau về việc thực hiện hợp đồng, bên bán cũng không có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng”.

Liên quan đến thẩm quyền hủy bỏ hợp đồng, bạn đọc Vu Ha Thu (Công ty TNHH Vận tải quốc tế tại Hải Phòng) hỏi: “Muốn hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền (chưa thực hiện) được công chứng ở hai nơi thìphải làm sao, đặc biệt là một bên đã công chứng hợp đồng tại cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài?”. CCV Nguyễn Trí Hòa hướng dẫn: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do CCV tiến hành.Theo đó, có thể hiểu rằng tổ chức hành nghề công chứng nào đã chứng những việc gì thì có thẩm quyền hủy bỏ phạm vi công việc mà trước đây mình đã chứng nhận. Nếu việc công chứng được thực hiện ở hai nơi khác nhau thì việc hủy bỏ phải được tiến hành ở hai nơi”.

Hai câu hỏi “làm khó” công chứng viên

Đó là hai câu hỏi về việc mua, bán nhà của người nước ngoài. Bạn đọc Hồ Văn Long (quận 7, TP.HCM) phản ánh: “Tôi đang có nhu cầu bán nhà cho người nước ngoài nhưng khi tôi liên hệ các phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán thì đều bị từ chối…”. Bạn đọc Tuấn Phạm (Long An) còn hỏi thêm: “Khi Việt kiều (hay người nước ngoài) mua nhà thì có được công chứng cả nhà lẫn đất?”.

CCV Nguyễn Hồ Phương Vinh cho biết: Hiện nay theo quy định của Điều 159, 160 Luật Nhà ở, một trong những đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn việc này. CCV Nguyễn Trí Hòa cũng xác nhận: “Chính phủ chưa quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. Riêng việc công chứng nhà hay đất hoặc cả nhà và đất, ông cho rằng tùy theo đối tượng giao dịch của hợp đồng mà các bên đã chọn. Ví dụ mua nhà chung cư thì chỉ công chứng nhà, nếu mua nhà riêng lẻ thì công chứng cả nhà và đất.

 

THU TÂM lược ghi

 

Kính chào chị Nguyễn Thị Kim Cúc!
Văn phòng có nhận được câu hỏi của Chị: "Tôi mua căn nhà bằng giấy tay. Tôi là người thứ ba mua căn nhà này. Tôi muốn bên công ty tư vấn xem như thế nào là giấy tờ hợp lệ".
 
Văn phòng xin trả lời như sau:
Chị mua nhà đất giấy tay nhưng không nói rõ tính chất pháp lý mà căn nhà chị đang sử dụng như thế nào? Có bị quy hoạch hay trong tương lai có thể hợp thức hóa; trước đây đã được kê khai với nhà nước hay chưa...
Trong mọi trường hợp, để tránh tranh chấp về sau, Chị nên nhờ Thừa Phát Lại lập vi bằng việc giao nhận tiền hoặc xác nhận lại việc đã để thực hiện hợp đồng mua bán giấy tay, để làm cơ sở chứng minh việc mua bán và giao nhận tiền và tốt nhất là nên có sự tham gia của người bán ban đầu.
Nếu Chị cần tư vấn Chi tiết, Chị nên đem hồ hơ lên Văn phòng để Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn kỹ hơn!
Nếu Chị quá bận, không có thời gian, Văn phòng có thể hỗ trợ, cho nhân viên đế nhà để nhận hồ sơ của Chị!

Chúc Chị giao dịch thành công, đảm bảo an toàn pháp lý
Thân ái!
 

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, theo đó có 6 bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, gồm:

Thứ nhất, bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

Thứ hai, bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

Thứ ba, bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

Thứ tư, bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa VN; xuyên tạc lịch sử của dân tộc VN; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

Thứ năm, bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Thứ sáu, giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

cong_chung_viet_an

(Ảnh: Văn phòng Công chứng Việt An, 539, Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân)

Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

 - Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Đơn, th­ư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các văn bản khác không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Nhưng từ thực tế và theo một số văn bản khác thì có một số giấy tờ, văn bản sau không chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như sau:

1. Bản án của Tòa án:

Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc Cấp trích lục bản án, bản án:

- Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án.

- Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Với quy định trên thì việc sao bản án được thể hiện dưới hình thức trích lục và được thực hiện bởi cơ quan ra bản án là tòa án. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng việc sao y bản án phải được thực hiện theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản án, hơn nữa quy định tại Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu trên không quy định rõ, bản án chỉ được trích lục bởi tòa án mà không được chứng thực bản sao từ bản chính. Nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi. Và trên thực tế thì việc sao bản án vẫn được thực hiện bởi tòa án dưới hình thức trích lục.

2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng so sánh với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này. Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.

3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …. Những loại văn bản này đương nhiên không được chứng thực vì việc sao y phải được thực hiện từ bản chính. 

Trên đây là một số ví dụ về văn bản không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, có một số văn bản khác đang còn nhiều ý kiến trái ngược về việc có được chứng thực theo thủ tục quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP hay không, như: Hợp đồng, giao dịch dân sự ký kết giữa các cá nhân, tổ chức chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận...

cong_chung_viet_an

(Ảnh: Văn phòng Công chứng Việt An, 539, Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân)

(Nguồn: http://moj.gov.vn)

Trả lời có tính chất tham khảo

 

Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

 - Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Đơn, th­ư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các văn bản khác không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Nhưng từ thực tế và theo một số văn bản khác thì có một số giấy tờ, văn bản sau không chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như sau:

1. Bản án của Tòa án:

Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc Cấp trích lục bản án, bản án:

- Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án.

- Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Với quy định trên thì việc sao bản án được thể hiện dưới hình thức trích lục và được thực hiện bởi cơ quan ra bản án là tòa án. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng việc sao y bản án phải được thực hiện theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản án, hơn nữa quy định tại Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu trên không quy định rõ, bản án chỉ được trích lục bởi tòa án mà không được chứng thực bản sao từ bản chính. Nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi. Và trên thực tế thì việc sao bản án vẫn được thực hiện bởi tòa án dưới hình thức trích lục.

2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng so sánh với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này. Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.

3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …. Những loại văn bản này đương nhiên không được chứng thực vì việc sao y phải được thực hiện từ bản chính. 

Trên đây là một số ví dụ về văn bản không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, có một số văn bản khác đang còn nhiều ý kiến trái ngược về việc có được chứng thực theo thủ tục quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP hay không, như: Hợp đồng, giao dịch dân sự ký kết giữa các cá nhân, tổ chức chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận…

(Nguồn: http://moj.gov.vn)

Hồ sơ pháp lý của người từ chối nhận, nhường (cho) quyền hưởng di sản thừa kế

1.CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người
2.Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao)
3.Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
4.Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
5.Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế
Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế
  1. Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
  2. Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
  3. Di chúc (nếu có)
     
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao); Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa - hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch TP. HCM; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có)
  2. Giấy phép xây dựng (nếu có)
  3. Biên bản kiểm tra công trrình hoàn thành (nếu có)
  4. Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)/.
  5. Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu, ...)
Trước hết xin cảm ơn câu hỏi của bạn!
Chuyên trang xin phúc đáp bạn như sau:
Đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi hành án ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của đình chỉ thi hành án là việc chấm dứt thi hành đối với các bản án, quyết định dân sự. Việc thi hành án sau khi bị đình chỉ sẽ không được đưa ra thi hành nữa, các bên đương sự cũng chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của họ đã tuyên trong bản án, kể cả nghĩa vụ đối với Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định đình chỉ thi hành án khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật.
Điều 50 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định các trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án trong đó có các trường hợp do nguyên nhân khách quan, như: Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ; người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác… Các trường hợp trên, có trường hợp người được thi hành án không còn quyền yêu cầu (đối với phần bản án, quyết định đã bị hủy) hoặc không thể yêu cầu (do người phải thi hành án chết mà không để lại di sản hoặc nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người khác).
Bên cạnh đó, Luật Thi hành án dân sự cũng quy định trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án khi đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba (điểm c khoản 1 Điều 50). Trong trường hợp này, các bên đương sự vẫn được quyền tiếp tục thi hành án không thông qua cơ quan thi hành án dân sự.
Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định: Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về việc Văn phòng Thừa phát lại không được thụ lý các vụ việc thi hành án cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Vì vậy, đối với trường hợp cơ quan thi hành án đã ra quyết định đình chỉ thi hành án do người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án thì sau đó họ vẫn có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Tuy nhiên, việc thi hành án phải còn trong thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Câu trả lời mang tính chất tham khảo!
Trân trọng!

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng