Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Vi bằng

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Gửi câu hỏi
Mua đất nền bằng vi bằng Thừa phát lại có được không?

Nhà đất giao dịch bằng giấy tay là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. một số giao dịch các bên nhờ Thừa Phát Lại lập vi bằng để hạn chế rủi ro, làm chứng cứ khi có tranh chấp. Cần lưu ý là vi bằng của Thừa Phát Lại chỉ ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ, tài sản để thực hiện giao dịch (cho dù là giấy tay), không thay thế văn bản công chứng, không dùng để sang tên, đổi chủ... nhưng rất cần thiết khi thực hiện giao dịch.
 



vi-bang-giao-nhan-tien-thu-duc
(Ảnh: Thừa Phát Lại Thủ Đức lập vi bằng Khách hàng đang giao nhận tiền, giấy tờ để thực hiện giao dịch)
Bạn đọc Dinh Ngoc Vu gửi thư hỏi như sau: 
"Xin hỏi tôi có mua lô đất của một công ty bất động sản tại Bình Dương goi là đất phân lô ,  công ty này đem giấy tờ ra văn phòng thừa phát lai dể làm thủ tục sang nhượng lô dất cho tôi . xin hỏi làm như vậy có hơp pháp và dúng theo quy định của pháp luật hay không?" 
 

Cảm ơn bạn Vu đã đặt câu hỏi! Văn phòng xin trả lời như sau:
Thừa Phát Lại chỉ lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ, tài sản... hoặc ghi nhận buổi làm việc của các bên về việc thực hiện chuyển nhượng.
Thừa phát lại không chứng nhận hợp đồng, giao dịch bất động sản, vì thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực.
Vi bằng của Thừa Phát Lại không thay thế văn bản phải công chứng, mà trong trường hợp này là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trường hợp bạn nêu, có thể do mảnh đất trên chưa được cấp giấy chứng nhận, nên phải thực hiện thủ tục mua bán bằng giấy tay. Để giảm thiểu rủi ro, các bên tạo lập chứng cứ về việc giao nhận tiền, giấy tờ để thực hiện hợp đồng mua bán giấy tay đó. Việc lập vi bằng này không trái với quy định của pháp luật, nhưng chỉ có ý nghĩa phòng ngừa rủi ro, và tạo lập chứng cứ khi xảy ra tranh chấp.
Bạn cần sớm thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho mảnh đất nói trên, sau đó đến tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất để hoàn tất thủ tục huyển nhượng, đăng bộ. Trong thời gian này, các bên có thể thực hiện thêm  văn bản ủy quyền để thực hiện thủ tục cấp giấy!
Chúc bạn thành công và an toàn pháp lý!
Thân ái!

Chào bạn, xin góp ý vấn đề bạn hỏi như sau:

1/- Do bạn nói nhà 1-2 năm nữa mới có sổ nên bạn cần làm các việc:

Trước hết bạn nên đến Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng v/v giao nhận tiền và bàn giao nhà, trong đó ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu … Đồng thời, thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này.

Trong trường hợp không thể tách thửa được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung trên sổ, đồng thời yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung như bên trên nhé!

2/- Để biết được nhà có làm sổ được hay không và làm như thế nào bạn nên mang toàn bộ hồ sơ đến VPLS để người ta xem và hướng dẫn chi tiết.

3/- Sau khi chủ nhà có sổ bạn phải làm thủ tục mua bán, trước bạ, tách sổ theo quy định.

Cần lưu ý với bạn việc tách sổ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định. Tại TP HCM bạn tham khảo quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND TP HCM quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa như sau:

- Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau:

Khu vực

Đất ở

Đất ở chưa có nhà (m2)

Đất có nhà hiện hữu (m2)

Khu vực 1: gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú.

50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.

45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét tại đường phố có lộ giới ≥ 20 mét; 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét tại đường phố có lộ giới < 20 mét.

Khu vực 2: gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện được quy hoạch đô thị hóa.

80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.

Khu vực 3: gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ thị trấn hoặc khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện.

120m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 07 mét.

80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

Tại TP HCM bạn có thể liên hệ với chúng tôi: VP Thừa phát lại quận Thủ Đức, 41 Nguyễn Văn Bá, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM. Có luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí cho bạn.

Thân ái chào bạn.

Chào bạn Vũ Anh Kiệt! (Bạn có nick Facebook Vũ Anh Kiệt hỏi qua trang Tìm hiểu Thừa Phát Lại (https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai))

Bạn có thể yêu cầu Thừa Phát lại hỗ trợ hai việc:
 (1) Lập vi bằng ghi nhận việc bạn giao thư thông báo cho công ty Thiết Thạch, yêu cầu công ty phải thực hiện các yêu cầu của bạn theo hợp đồng, hoặc bồi thường thiệt hại trong một khoản thời gian hợp lý.
(2) Đến thời hạn ấn định trong thông báo, mà công ty chưa thực hiện, ban yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình nhà của bạn. Vi bằng này là cơ sở chứng minh công ty xây dựng vi phạm hợp đồng để bạn khởi kiện tại Tòa; Hoặc trong trường hợp bạn cần một đơn vị khác tiếp tục thi công để hạn chế tối thiệu thiệt hại do công trình bị kéo dại, thì Vi bằng này cũng có giá trị xác định những phần nào mà Công ty đã thực hiện làm cơ sở đánh giá, phân biệt những phần xây dựng trước và sau khi yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng .

Tuy nhiên, bạn nên chuyển cho chúng tôi xem hợp đồng để có thể tư vấn chính xác hơn!

Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! Chúc bạn thành công!

Thân ái!

Chào bạn, xin góp ý với nội dung bạn hỏi như sau:

Theo bạn trình bày thì hiện tại chủ đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng nên bắt buộc bạn phải công chứng hoặc chứng thực việc mua bán đất đó mới hợp pháp.

Nếu giấy tờ đang ở Ngân hàng thì có thể bạn yêu cầu chủ đất có văn bản của Ngân hàng xác nhận đất đang thế chấp và đồng ý cho phép chuyển nhượng thì có thể bạn công chứng chứng thực được.

Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn đã lỡ mua thì bạn nên yêu cầu chủ đất lập bản vẽ xác định vị trí và ranh giới đất bán, nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận cuộc họp nội dung đã thực hiện việc mua bán đất; vi bằng giao nhận tiền; vi bằng bàn giao đất trên thực địa để bảo đảm quyền lợi cho bạn khi có việc chủ nợ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nếu bạn chỉ mới muốn mua và biết rõ việc chủ đất đã thế chấp cho ngân hang nhưng vẫn mua thì đất của bạn sẽ ảnh hưởng.

Tại TP HCM bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, hotline: 01234.112.115 hoặc 0989.113.216

Chào bạn, xin góp ý với nội dung bạn hỏi như sau:

Nếu bạn mua nguyên căn và có sổ hồng, thì bạn đến tổ chức công chứng ký hợp đồng mua bán, nộp thuế TNCN và lệ phí trước bạ, đăng bộ.

Nếu bạn mua một phần căn và có sổ hồng, chưa đủ điều kiện tách thửa theo quyết định 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP Hà nội.

Nếu bạn mua chưa có sổ, bạn nên yêu cầu chủ nhà lập bản vẽ xác định vị trí và ranh giới nhà đất bán, nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận cuộc họp nội dung đã thực hiện việc mua bán nhà đất; vi bằng giao nhận tiền; vi bằng bàn giao nhà đất trên thực địa để bảo đảm quyền lợi cho bạn.

Cảm ơn Bạn! Đây cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm!

Văn phòng xin trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và đăng ký sang tên đổi chủ cho bên mua (đăng ký biến động) tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận (huyện). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực tế, các bên trong giao dịch không thể lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay. Chẳng hạn như: Nhà đất còn nợ thuế; nhà đất đang làm thủ tục hoàn công, tách thửa; nhà đất đang kê khai di sản; nhà đất đang thế chấp; nhà đất không đủ diện tích tách thửa, nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng…

Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên trong giao dịch (đặc biệt là bên mua). Nếu do nhu cầu và khả năng, bạn vẫn tiến hành giao dịch trên thì cần dự liệu và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

vi-bang-giao-nhan-tien-thu-duc

(Ảnh: Lập vi bằng Khách hàng đang giao nhận tiền, giấy tở để thực hiện giao dịch)

Trong giao dịch này sẽ phát sinh nghĩa vụ giao nhận tiền và giao nhận giấy tờ. Do đó, các bên liên quan cần xác lập vi bằng về việc đã giao nhận tiền và giấy tờ để chứng minh khi cần thiết. Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Đây là chứng cứ ghi nhận việc Bên mua giao tiền cho Bên bán và Bên bán giao giấy tờ cho Bên mua. Quá trình giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Cần lưu ý rằng giá trị của vi bằng giao nhận tiền/ giao nhận giấy không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực – Tức là vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất... làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Chúc bạn giao dịch thành công và an toàn pháp lý!

Thân ái!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay!

Theo quy định của pháp luật, Bên đặt cọc  mua nhà đất có nghĩa vụ giao tiền cho bên nhận đặt cọc.

Số tiền giao nhận dù lớn hay nhỏ cũng là nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện. Do đó, Bên giao tiền cần chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký kết mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra sau này.

Giao nhận tiền trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập “vi bằng giao nhận tiền” là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Vi bằng ghi nhận việc các bên có liên quan giao nhận một số tiền cụ thể và quá trình giao nhận tiền được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Vi bằng giao nhận tiền này có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, chứng minh việc bạn đã giao tiền để thực hiện hợp đồng đặt cọc, làm cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng, hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có) về sau.

Mặt khác, khi làm việc với Thừa Phát Lại, Thừa Phát Lại sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp để đảm bảo tính pháp lý, cũng như thực hiện như thế nào cho an toàn pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên!

Chúc bạn giao dịch thành công!


Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng