Video

Văn phòng Thừa phát lại

Thống kê
Vistited  
Online  

FAQs

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Send question

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

Trước đây, tại Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp  hướng dẫn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã quy định, trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.

Ngày 16/2/2015 Chính phủ  đã ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP).

Khoản 9, Điều 2 Nghị định này quy định, người thực hiện chứng thực là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 34 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP là hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực và hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực.

Theo đó, từ ngày 10/4/2015 trở đi Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, trong đó có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất.

Việc chuyển quyền có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1; khoản 2, điểm a, khoản 4; khoản 5; khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.

Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Các trường hợp đăng ký biến động thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Trường hợp cha mẹ của ông Nguyễn Đức Trung có mua một ngôi nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Hai bên mua, bán đã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở gắn liền với đất, có chứng thực của chủ tịch UBND phường. Nếu nội dung, hình thức và thẩm quyền chứng thực tại thời điểm chứng thực được thực hiện đúng quy định của pháp luật, thì hợp đồng đó là hợp pháp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tại Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định, đăng ký biến động quyền sử dụng đất là bắt buộc đối với người sử dụng đất. Do đó, cha mẹ của ông Trung cần thiết phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền, thì thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

(Nguồn: http://baochinhphu.vn)

Ủy quyền nào không buộc phải công chứng?

Từ chỗ “nghe nói hiện nay hợp đồng ủy quyền không còn bắt buộc phải công chứng nữa” nên bạn đọc Đặng Thiên Cô (Ngân hàng OCB) băn khoăn: “Nếu đúng vậy thì khi nhận thế chấp nhà gặp những hợp đồng ủy quyền không có công chứng, làm sao biết được có hợp pháp không?”.

Công chứng viên (CCV) Nguyễn Trí Hòa - Trưởng phòng Công chứng số 1 TP.HCM xác định: Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở thì chỉ có trường hợp ủy quyền quản lý nhà ở mới không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, nói hợp đồng ủy quyền nhà ở không còn bắt buộc phải công chứng là chưa chính xác. “Trong trường hợp thế chấp nhà, nếu chủ sở hữu không trực tiếp ký hợp đồng thế chấp mà thông qua ủy quyền thì ủy quyền này phải được công chứng hoặc chứng thực” - ông Hòa lưu ý.

Ngại “đi tới lui phiền quá”, bạn đọc Phạm Thị Thủy (quận 9) hỏi: “Tôi cho thuê nhà một năm thì người thuê yêu cầu tôi phải đi công chứng. Việc này do thỏa thuận hay luật bắt buộc để tôi còn biết đường tính?”. CCV Nguyễn Hồ Phương Vinh - Phó phòng Công chứng số 1 tư vấn: “Hai bên có thể thỏa thuận là có nên yêu cầu công chứng hợp đồng hay không để cùng thực hiện”. Ông Vinh giải thích: “Theo Điều 122 Luật Nhà ở thì việc cho thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Công chứng thì CCV vẫn thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch khi cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu”.

Không thể đơn phương hủy hợp đồng

Cùng có ý định hủy bỏ hợp đồng nhưng mỗi trường hợp đều có lý do riêng. Bạn đọc Thu Hường (TP.HCM) nêu vấn đề với tư cách người bán: “Tôi ký hợp đồng chuyển nhượng 1/2 mảnh đất cho người bạn. Họ hẹn hai tháng sau khi đi công chứng sẽ gửi 50% tiền còn lại. Nay đúng hạn mà họ không trả, vậy tôi tự ý ra công chứng hủy hợp đồng đã bán được không?”. Còn bạn đọc Huỳnh Trí Dũng (phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM) đặt ra tình huống dành cho người mua: “Tôi có đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng một lô đất đã có giấy hồng nhưng chưa sang tên… Giờ bên bán có thể đơn phương hủy hợp đồng đã công chứng không?”.

Căn cứ vào Điều 51 Luật Công chứng, CCV Dương Thị Cẩm Thủy - Văn phòng Công chứng Tân Phú giải đáp: “Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả người tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Nếu bạn đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại một tổ chức hành nghề công chứng thì bạn không thể tự ý hủy bỏ hợp đồng đã giao kết”. Tương tự, CCV Nguyễn Hoàng Phi - Phó Văn phòng Công chứng Tân Phú khẳng định: “Ngay cả khi hai bên không thống nhất được với nhau về việc thực hiện hợp đồng, bên bán cũng không có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng”.

Liên quan đến thẩm quyền hủy bỏ hợp đồng, bạn đọc Vu Ha Thu (Công ty TNHH Vận tải quốc tế tại Hải Phòng) hỏi: “Muốn hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền (chưa thực hiện) được công chứng ở hai nơi thìphải làm sao, đặc biệt là một bên đã công chứng hợp đồng tại cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài?”. CCV Nguyễn Trí Hòa hướng dẫn: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do CCV tiến hành.Theo đó, có thể hiểu rằng tổ chức hành nghề công chứng nào đã chứng những việc gì thì có thẩm quyền hủy bỏ phạm vi công việc mà trước đây mình đã chứng nhận. Nếu việc công chứng được thực hiện ở hai nơi khác nhau thì việc hủy bỏ phải được tiến hành ở hai nơi”.

Hai câu hỏi “làm khó” công chứng viên

Đó là hai câu hỏi về việc mua, bán nhà của người nước ngoài. Bạn đọc Hồ Văn Long (quận 7, TP.HCM) phản ánh: “Tôi đang có nhu cầu bán nhà cho người nước ngoài nhưng khi tôi liên hệ các phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán thì đều bị từ chối…”. Bạn đọc Tuấn Phạm (Long An) còn hỏi thêm: “Khi Việt kiều (hay người nước ngoài) mua nhà thì có được công chứng cả nhà lẫn đất?”.

CCV Nguyễn Hồ Phương Vinh cho biết: Hiện nay theo quy định của Điều 159, 160 Luật Nhà ở, một trong những đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn việc này. CCV Nguyễn Trí Hòa cũng xác nhận: “Chính phủ chưa quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. Riêng việc công chứng nhà hay đất hoặc cả nhà và đất, ông cho rằng tùy theo đối tượng giao dịch của hợp đồng mà các bên đã chọn. Ví dụ mua nhà chung cư thì chỉ công chứng nhà, nếu mua nhà riêng lẻ thì công chứng cả nhà và đất.

 

THU TÂM lược ghi

 

Xin góp ý với bạn như sau:

Bà B chỉ được tặng cho phần tài sản của bà B trong thời kỳ hôn nhân, nếu đã có xác định rõ ràng.

Tuy nhiên, phần tài sản trong thời kỳ là tài sản chung hợp nhất nếu chưa phân chia nên bà B không được tặng cho phần nhà đất của người chồng đã bị tuyên bố mất tích cho bất cứ ai. Vì dù mất tích, ông ấy không mất đi quyền sở hửu của mình. Muốn giải quyết tài sản của người nầy cần phải xin tòa án tuyên bố người mất tích đã chết.

Khi  quyết định tuyên bố người mất tích đã chết có hiệu lực pháp luật, những người thừa kế theo luật của người chết khai nhận di sản. Sau khi khai nhận họ có quyền quyết định phần tài sản mình được hưởng.

Nếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, 41 Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 01234.112.115. Đặc biệt chúng tôi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng khi bạn cần.

Xin góp ý với bạn như sau:

Những người đồng thừa kế tài sản phải làm thủ tục khai nhận di sản tại cơ quan công chứng nơi có tài sản chứ không phải biên bản họp gia đình như bạn nói.

Biên bản họp gia đình bạn nên đến Văn phòng Thừa phát lại gần nhất nhờ họ lập vi bằng để đảm bảo tính pháp lý.

Trong tờ khai nhận di sản, người nhận di sản có quyền tặng cho người đồng thừa kế khác phần của mình ngay lúc khai nhận di sản. Người đồng thừa kế có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình đến cơ quan công chứng khai nhận và tặng cho phần của mình.

Do đó người đang thi hành án phạt tù có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các việc trên. Bạn có thể nhờ cơ quan công chứng gần trại giam thực hiện việc ủy quyền.

Nếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, 41 Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Hotline: 01234.112.115. Đặc biệt chúng tôi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng khi bạn cần.

Chào bạn Vũ Anh Kiệt! (Bạn có nick Facebook Vũ Anh Kiệt hỏi qua trang Tìm hiểu Thừa Phát Lại (https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai))

Bạn có thể yêu cầu Thừa Phát lại hỗ trợ hai việc:
 (1) Lập vi bằng ghi nhận việc bạn giao thư thông báo cho công ty Thiết Thạch, yêu cầu công ty phải thực hiện các yêu cầu của bạn theo hợp đồng, hoặc bồi thường thiệt hại trong một khoản thời gian hợp lý.
(2) Đến thời hạn ấn định trong thông báo, mà công ty chưa thực hiện, ban yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình nhà của bạn. Vi bằng này là cơ sở chứng minh công ty xây dựng vi phạm hợp đồng để bạn khởi kiện tại Tòa; Hoặc trong trường hợp bạn cần một đơn vị khác tiếp tục thi công để hạn chế tối thiệu thiệt hại do công trình bị kéo dại, thì Vi bằng này cũng có giá trị xác định những phần nào mà Công ty đã thực hiện làm cơ sở đánh giá, phân biệt những phần xây dựng trước và sau khi yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng .

Tuy nhiên, bạn nên chuyển cho chúng tôi xem hợp đồng để có thể tư vấn chính xác hơn!

Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! Chúc bạn thành công!

Thân ái!

Cảm ơn Bạn! Đây cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm!

Căn phòng xin trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và đăng ký sang tên đổi chủ cho bên mua (đăng ký biến động) tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận (huyện). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực tế, các bên trong giao dịch không thể lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay. Chẳng hạn như: Nhà đất còn nợ thuế; nhà đất đang làm thủ tục hoàn công, tách thửa; nhà đất đang kê khai di sản; nhà đất đang thế chấp; nhà đất không đủ diện tích tách thửa, nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng…

Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên trong giao dịch (đặc biệt là bên mua). Nếu do nhu cầu và khả năng, bạn vẫn tiến hành giao dịch trên thì cần dự liệu và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

vi-bang-giao-nhan-tien-thu-duc

(Ảnh: Lập vi bằng Khách hàng đang giao nhận tiền, giấy tở để thực hiện giao dịch)

Trong giao dịch này sẽ phát sinh nghĩa vụ giao nhận tiền và giao nhận giấy tờ. Do đó, các bên liên quan cần xác lập vi bằng về việc đã giao nhận tiền và giấy tờ để chứng minh khi cần thiết. Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Đây là chứng cứ ghi nhận việc Bên mua giao tiền cho Bên bán và Bên bán giao giấy tờ cho Bên mua. Quá trình giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Cần lưu ý rằng giá trị của vi bằng giao nhận tiền/ giao nhận giấy không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực – Tức là vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất... làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Chúc bạn giao dịch thành công và an toàn pháp lý!

Thân ái!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay!

Theo quy định của pháp luật, Bên đặt cọc  mua nhà đất có nghĩa vụ giao tiền cho bên nhận đặt cọc.

Số tiền giao nhận dù lớn hay nhỏ cũng là nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện. Do đó, Bên giao tiền cần chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký kết mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra sau này.

Giao nhận tiền trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập “vi bằng giao nhận tiền” là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Vi bằng ghi nhận việc các bên có liên quan giao nhận một số tiền cụ thể và quá trình giao nhận tiền được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Vi bằng giao nhận tiền này có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, chứng minh việc bạn đã giao tiền để thực hiện hợp đồng đặt cọc, làm cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng, hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có) về sau.

Mặt khác, khi làm việc với Thừa Phát Lại, Thừa Phát Lại sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp để đảm bảo tính pháp lý, cũng như thực hiện như thế nào cho an toàn pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên!

Chúc bạn giao dịch thành công!

Văn phòng xin được phép trả lời như sau:

1. Về cơ sở pháp lý của việc thu giữ tài sản thế chấp.

Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm có quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý:

"1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm".

Như vậy, nếu chỉ dựa vào tình huống mà Bài Báo đã nêu (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), thì chưa đủ cơ sở để xác định sự việc đúng sai thế nào, vì còn phải căn cứ vào Hợp đồng thế chấp, cũng như các quy định có liên quan như Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, TTLT 16 ngày 6/6/2014... và việc Ngân hàng VPBank có thực hiện đúng trình tự thu giữ hay chưa.

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất đáng phấn tích thấu đáo về phương pháp, trình tự thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Về sự tham gia của Thừa Phát Lại

Trong những loại việc tương tự, Thừa Phát lại đã từng tham gia theo yêu cầu của Khách hàng. Yêu cầu này có thể xuất phát từ cả hai phía: có khi là yêu cầu từ Bên Thu giữa tài sản, hoặc có khi là yêu cầu từ bên bị thu giữ tài sản.

  1. Đối với bên thu giữ tài sản:
    Thừa Phát Lại có thể tham gia thực hiện hai việc để đảm bảo trình tự, và quyền lợi hợp pháp của các bên:
    - Một là: Lập vi bằng ghi nhận việc giao Thư Thông báo cho các bên liên quan về việc thu hồi tài sản thế chấp; Vi bằng này là cơ sở chứng minh Bên nhận thế chấp đã gửi thư thông báo cho bên bị thu giữ tài sản.
    - Hai là: Lập vi bằng ghi nhận sự kiện thu hồi tài sản thế chấp: bao gồm cả việc mở khóa, kiểm kê tài sản, niêm phong tài sản... Vi bằng này nhằm chứng minh việc thu giữ tài sản hoàn toàn khách quan, theo trình tự luật định
  2. Đối với phía người bị thu hồi tài sản
    Người bị thu giữ tài sản có quyền yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện Ngân hàng thu hồi tài sản. Nếu việc thu hồi này không đúng trình tự pháp luật quy định, thì vi bằng của Thừa Phát lại là chứng cứ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi tài sản.

vb_lay_nha_kiem ke tai sani

(Ảnh: Thừa Phát Lại Thủ Đức lập vi bằng mở cửa, kiểm kê tài sản)

Trong quá trình lập vi bằng, Thừa Phát lại sẽ quay phim, chụp hình, mô tả lại toàn bộ quá trình giao thông báo, hoặc toàn bộ quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Vi bằng có giá trị chứng cứ, được giao cho Bên yêu cầu lập vi bằng để tùy nghi sử dụng trong khuôn khổ pháp luật.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, theo đó có 6 bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, gồm:

Thứ nhất, bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

Thứ hai, bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

Thứ ba, bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

Thứ tư, bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa VN; xuyên tạc lịch sử của dân tộc VN; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

Thứ năm, bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Thứ sáu, giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

 - Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Đơn, th­ư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các văn bản khác không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Nhưng từ thực tế và theo một số văn bản khác thì có một số giấy tờ, văn bản sau không chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như sau:

1. Bản án của Tòa án:

Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc Cấp trích lục bản án, bản án:

- Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án.

- Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Với quy định trên thì việc sao bản án được thể hiện dưới hình thức trích lục và được thực hiện bởi cơ quan ra bản án là tòa án. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng việc sao y bản án phải được thực hiện theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản án, hơn nữa quy định tại Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu trên không quy định rõ, bản án chỉ được trích lục bởi tòa án mà không được chứng thực bản sao từ bản chính. Nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi. Và trên thực tế thì việc sao bản án vẫn được thực hiện bởi tòa án dưới hình thức trích lục.

2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng so sánh với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này. Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.

3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …. Những loại văn bản này đương nhiên không được chứng thực vì việc sao y phải được thực hiện từ bản chính. 

Trên đây là một số ví dụ về văn bản không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, có một số văn bản khác đang còn nhiều ý kiến trái ngược về việc có được chứng thực theo thủ tục quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP hay không, như: Hợp đồng, giao dịch dân sự ký kết giữa các cá nhân, tổ chức chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận...

cong_chung_viet_an

(Ảnh: Văn phòng Công chứng Việt An, 539, Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân)


Go Top
Đăng ký tư vấn
Công ty luật FUJILAW