Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Tư vấn

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Gửi câu hỏi

Chào bạn, xin góp ý với nội dung bạn hỏi như sau:

Cá nhân công dân có quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật bảo vệ được quy định tại điều 21 Hiến pháp năm 2013;

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2005 cụ thể hóa tại các điều 31: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh  và Điều 38: Quyền bí mật đời tư ; đồng thời Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định các cách thức để bạn bảo vệ quyền nhân thân của mình tại Điều 25 BLDS năm 2005.

Mặt khác, nếu bạn bị xâm phạm về quyền nhân thân như hình ảnh, bí mật đời tư, gia đình … mà gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, danh dự, uy tín … bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình theo quy định tại điều 612 BLDS năm 2005.

Do bạn không nói rõ bạn phát hiện mình bị quay lén trên kênh thông tin nào, ví dụ như: trang web, youtube, facebook hay báo mạng … nên giúp bạn chung như sau:

Nếu bạn phát hiện thông tin nhân thân của mình ở đâu như trang web, youtube, facebook hay báo mạng … bạn phải nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hình ảnh của bạn bị sử dụng và nguồn dẫn của hình ảnh đó; từ căn cứ là vi bằng, bạn mới có đủ chứng cứ làm làm đơn tố cáo đến Cơ quan điều tra để họ điều tra xem ai làm người đăng tin hay sử dụng hình ảnh của bạn. Tùy mức độ vi phạm Cơ quan điều có thể khởi tố vụ án, xử lý phạt hành chính hay hướng dẫn bạn khởi kiện ra Tòa án.

Tại TP HCM bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, hotline: 01234.112.115 hoặc 0989.113.216

Cảm ơn Bạn! Đây cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm!

Văn phòng xin trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và đăng ký sang tên đổi chủ cho bên mua (đăng ký biến động) tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận (huyện). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực tế, các bên trong giao dịch không thể lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay. Chẳng hạn như: Nhà đất còn nợ thuế; nhà đất đang làm thủ tục hoàn công, tách thửa; nhà đất đang kê khai di sản; nhà đất đang thế chấp; nhà đất không đủ diện tích tách thửa, nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng…

Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên trong giao dịch (đặc biệt là bên mua). Nếu do nhu cầu và khả năng, bạn vẫn tiến hành giao dịch trên thì cần dự liệu và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

vi-bang-giao-nhan-tien-thu-duc

(Ảnh: Lập vi bằng Khách hàng đang giao nhận tiền, giấy tở để thực hiện giao dịch)

Trong giao dịch này sẽ phát sinh nghĩa vụ giao nhận tiền và giao nhận giấy tờ. Do đó, các bên liên quan cần xác lập vi bằng về việc đã giao nhận tiền và giấy tờ để chứng minh khi cần thiết. Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Đây là chứng cứ ghi nhận việc Bên mua giao tiền cho Bên bán và Bên bán giao giấy tờ cho Bên mua. Quá trình giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Cần lưu ý rằng giá trị của vi bằng giao nhận tiền/ giao nhận giấy không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực – Tức là vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất... làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Chúc bạn giao dịch thành công và an toàn pháp lý!

Thân ái!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay!

Theo quy định của pháp luật, Bên đặt cọc  mua nhà đất có nghĩa vụ giao tiền cho bên nhận đặt cọc.

Số tiền giao nhận dù lớn hay nhỏ cũng là nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện. Do đó, Bên giao tiền cần chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký kết mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra sau này.

Giao nhận tiền trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập “vi bằng giao nhận tiền” là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Vi bằng ghi nhận việc các bên có liên quan giao nhận một số tiền cụ thể và quá trình giao nhận tiền được Thừa phát lại quay phim, chụp hình đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Vi bằng giao nhận tiền này có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, chứng minh việc bạn đã giao tiền để thực hiện hợp đồng đặt cọc, làm cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng, hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có) về sau.

Mặt khác, khi làm việc với Thừa Phát Lại, Thừa Phát Lại sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp để đảm bảo tính pháp lý, cũng như thực hiện như thế nào cho an toàn pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên!

Chúc bạn giao dịch thành công!

Chào bạn, xin góp ý với nội dung bạn hỏi như sau:

Thừa phát lại không thể lập di chúc như bạn hỏi được bà bắt buộc bạn phải lập di chúc tại tổ chức công chứng hoặc Phòng Tư pháp, UBND cấp xã phường.

Giấy tờ để lập di chúc bao gồm:

CMND, Hộ khẩu, giám khám sức khỏe của người lập di chúc;

Giấy tờ chứng minh về tài sản;

Thông tin người nhận di sản như họ tên, năm sinh, số chứng minh, số hộ chiếu …

Nếu chưa có đủ giấy tờ về tài sản mà chỉ có một số loại giấy tờ khác như tờ khai nhà đất năm 1977, 1999, bản vẽ đã được kiểm tra nội nghiệp, quyết định cấp số nhà … bạn có thể Văn phòng luật sư nhờ họ soạn và làm chứng cho bạn với tư cách di chúc có người làm chứng. 

Ngày 18/3/2015, Báo Lao Động có đăng bài "Nhân viên ngân hàng và công an phường phá cửa nhà dân xiết nợ" (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), mô tả lại việc Ngân hàng Việt Nam Thị Vượng VPBank thu giữ tài sản.

Có bạn đọc gửi thư hỏi Việc thu giữ tài sản như vậy có đúng luật không? Và Thừa Phát Lại có thể tham gia trong trường hợp này không?

Văn phòng xin được phép trả lời như sau:

1. Về cơ sở pháp lý của việc thu giữ tài sản thế chấp.

Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm có quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý:

"1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm".

Như vậy, nếu chỉ dựa vào tình huống mà Bài Báo đã nêu (http://laodong.com.vn/phap-luat/nhan-vien-ngan-hang-va-cong-an-phuong-pha-cua-nha-dan-xiet-no-305982.bld), thì chưa đủ cơ sở để xác định sự việc đúng sai thế nào, vì còn phải căn cứ vào Hợp đồng thế chấp, cũng như các quy định có liên quan như Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, TTLT 16 ngày 6/6/2014... và việc Ngân hàng VPBank có thực hiện đúng trình tự thu giữ hay chưa.

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất đáng phấn tích thấu đáo về phương pháp, trình tự thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Về sự tham gia của Thừa Phát Lại

Trong những loại việc tương tự, Thừa Phát lại đã từng tham gia theo yêu cầu của Khách hàng. Yêu cầu này có thể xuất phát từ cả hai phía: có khi là yêu cầu từ Bên Thu giữa tài sản, hoặc có khi là yêu cầu từ bên bị thu giữ tài sản.

  1. Đối với bên thu giữ tài sản:
    Thừa Phát Lại có thể tham gia thực hiện hai việc để đảm bảo trình tự, và quyền lợi hợp pháp của các bên:
    - Một là: Lập vi bằng ghi nhận việc giao Thư Thông báo cho các bên liên quan về việc thu hồi tài sản thế chấp; Vi bằng này là cơ sở chứng minh Bên nhận thế chấp đã gửi thư thông báo cho bên bị thu giữ tài sản.
    - Hai là: Lập vi bằng ghi nhận sự kiện thu hồi tài sản thế chấp: bao gồm cả việc mở khóa, kiểm kê tài sản, niêm phong tài sản... Vi bằng này nhằm chứng minh việc thu giữ tài sản hoàn toàn khách quan, theo trình tự luật định
  2. Đối với phía người bị thu hồi tài sản
    Người bị thu giữ tài sản có quyền yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện Ngân hàng thu hồi tài sản. Nếu việc thu hồi này không đúng trình tự pháp luật quy định, thì vi bằng của Thừa Phát lại là chứng cứ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi tài sản.

vb_lay_nha_kiem ke tai sani

(Ảnh: Thừa Phát Lại Thủ Đức lập vi bằng mở cửa, kiểm kê tài sản)

Trong quá trình lập vi bằng, Thừa Phát lại sẽ quay phim, chụp hình, mô tả lại toàn bộ quá trình giao thông báo, hoặc toàn bộ quá trình thu giữ tài sản. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp.

Vi bằng có giá trị chứng cứ, được giao cho Bên yêu cầu lập vi bằng để tùy nghi sử dụng trong khuôn khổ pháp luật.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, theo đó có 6 bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, gồm:

Thứ nhất, bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

Thứ hai, bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

Thứ ba, bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

Thứ tư, bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa VN; xuyên tạc lịch sử của dân tộc VN; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

Thứ năm, bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Thứ sáu, giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

cong_chung_viet_an

(Ảnh: Văn phòng Công chứng Việt An, 539, Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân)

Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

 - Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Đơn, th­ư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các văn bản khác không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Nhưng từ thực tế và theo một số văn bản khác thì có một số giấy tờ, văn bản sau không chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như sau:

1. Bản án của Tòa án:

Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc Cấp trích lục bản án, bản án:

- Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án.

- Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Với quy định trên thì việc sao bản án được thể hiện dưới hình thức trích lục và được thực hiện bởi cơ quan ra bản án là tòa án. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng việc sao y bản án phải được thực hiện theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản án, hơn nữa quy định tại Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu trên không quy định rõ, bản án chỉ được trích lục bởi tòa án mà không được chứng thực bản sao từ bản chính. Nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi. Và trên thực tế thì việc sao bản án vẫn được thực hiện bởi tòa án dưới hình thức trích lục.

2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng so sánh với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này. Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.

3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …. Những loại văn bản này đương nhiên không được chứng thực vì việc sao y phải được thực hiện từ bản chính. 

Trên đây là một số ví dụ về văn bản không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, có một số văn bản khác đang còn nhiều ý kiến trái ngược về việc có được chứng thực theo thủ tục quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP hay không, như: Hợp đồng, giao dịch dân sự ký kết giữa các cá nhân, tổ chức chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận...

cong_chung_viet_an

(Ảnh: Văn phòng Công chứng Việt An, 539, Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân)

(Nguồn: http://moj.gov.vn)

Trả lời có tính chất tham khảo

 

Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.

- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.

 - Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Đơn, th­ư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các văn bản khác không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Nhưng từ thực tế và theo một số văn bản khác thì có một số giấy tờ, văn bản sau không chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như sau:

1. Bản án của Tòa án:

Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc Cấp trích lục bản án, bản án:

- Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Toà án cấp trích lục bản án.

- Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Với quy định trên thì việc sao bản án được thể hiện dưới hình thức trích lục và được thực hiện bởi cơ quan ra bản án là tòa án. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng việc sao y bản án phải được thực hiện theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản án, hơn nữa quy định tại Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu trên không quy định rõ, bản án chỉ được trích lục bởi tòa án mà không được chứng thực bản sao từ bản chính. Nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi. Và trên thực tế thì việc sao bản án vẫn được thực hiện bởi tòa án dưới hình thức trích lục.

2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng so sánh với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ …) thì UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này. Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.

3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …. Những loại văn bản này đương nhiên không được chứng thực vì việc sao y phải được thực hiện từ bản chính. 

Trên đây là một số ví dụ về văn bản không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, có một số văn bản khác đang còn nhiều ý kiến trái ngược về việc có được chứng thực theo thủ tục quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP hay không, như: Hợp đồng, giao dịch dân sự ký kết giữa các cá nhân, tổ chức chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận…

(Nguồn: http://moj.gov.vn)

(Thừa phát lại Thủ Đức) -Trên chuyên mục Pháp luật>> Tư vấn của Báo điện tử VnExpress ngày 28.02.2015, bạn đọc Hữu Duyên có đăng tải câu hỏi nhờ tư vấn như sau: “Tôi thường ghi âm những cuộc trao đổi quan trọng giữa mình và đối tác làm ăn. Tôi muốn biết khi xảy ra việc phải nhờ đến toà giải quyết, tôi có thể sử dụng nội dung ghi âm này là bằng chứng bảo vệ mình hay không?”

Hỗ trợ từ phía Thừa phát lại:

Chào bạn!

Thực tế hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp giống như bạn, phổ biến là các trường hợp cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ, lời khai, lời làm chứng nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng.

Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho tòa án hoặc do tòa án thu thập.

Điều 82 quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau:

- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

…;

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Đối chiếu quy định này có thể thấy băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Băng ghi âm do bạn cung cấp chỉ được Tòa án xem là chứng cứ nếu “được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan của việc thu âm, thu hình đó” theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sửa đổi bổ sung năm 2011. Tức rằng, băng ghi âm đó phải được xuất trình cùng biên bản làm việc về nội dung cụ thể trong băng có đầy đủ chữ ký của các bên hoặc các bên đều thừa nhận trước Tòa án giọng nói trong băng ghi âm là của mình, ngày giờ diễn ra sự việc…

Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì băng ghi âm do bạn cung cấp cho Tòa chỉ được xem là nguồn chứng cứ tức rằng để Tòa tham khảo và cần sử dụng thêm các phương pháp khác để xác định có phải là chứng cứ hay không như giám định giọng nói trong băng ghi âm.

Từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc bạn tự thu thập chứng cứ để phục vụ các vụ việc pháp lý có liên quan sau này sẽ gặp 2 trở ngại: Thứ nhất là kỹ năng, phương pháp thu thập chứng cứ sao cho đầy đủ, thuyết phục. Thứ hai, bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong việc chứng minh nguồn gốc và tính xác thực của băng ghi âm.

 Vậy, có cơ quan hay tổ chức nào có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này? Câu trả lời là các văn phòng Thừa phát lại.

DSC01095

Thừa phát Trịnh Văn Tốt (ngoài cùng bên trái)-VP Thừa phát lại Q. Thủ Đức

đang lập vi bằng ghi nhận cuộc họp

Các văn phòng Thừa phát lại là tổ chức được nhà nước thành lập, có các Thừa phát lại được nhà nước bổ nhiệm trao cho các thẩm quyền mang tính quyền lực công mà trong đó có thẩm quyền lập vi bằng.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, nếu bạn có yêu cầu, các Thừa phát lại sẽ có mặt tại địa điểm bạn và bên đối tác làm việc và trao đổi. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình, các Thừa phát lại sẽ ghi âm/ghi hình toàn bộ cuộc trao đổi làm việc của bạn và đối tác và xác lập vi bằng. Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, đồng thời đính kèm các đĩa ghi âm/ghi hình.

Vi bằng được lập xong sẽ được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc, có giá trị chứng cứ trước Tòa hoặc các quan hệ pháp lý khác, là cơ sỡ vững chắc giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình.

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chinh phủ thì : "Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi hành án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà nước cho văn phòng Thừa phát lại."


Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng