Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Tư vấn

 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Gửi câu hỏi

Chào Chị Hà!

Cảm ơn Chị đã quan tâm đến Thừa phát lại!

Để tìm hiểu về Thừa phát lại, Chị có thể tham khảo Sơ đồ sau:

SDTD_TPL

Như Vậy, Để trả lời câu hỏi " Thừa phát lại là ai?", chỉ cần chú ý mấy vấn đề:

Thứ nhất, Thừa phát lại là người được Bộ Tư pháp bổ nhiệm, thực hiện các công việc:

1. Lập vi bằng làm chứng cứ;

2. Tổ chức thi hành án dân sự tương đương thẩm quyền Chi cục Thi hành án dân sự;

3. Xác minh tài sản để thi hành án;

4. Tống đạt văn bản, giấy tờ.

Cụ thể, Chị Hà có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.thuaphatlaithuduc.vn/vn/cac-cong-viec-thua-phat-lai.html

Thứ hai: Phí Thừa phát lại theo nguyên tắc thỏa thuận;

Thứ ba: Vì cơ chế làm việc theo thỏa thuận, nên Thừa phát lại có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, đảm bảo an toàn pháp lý cho khách hàng.

Thứ tư, hoạt động Thừa phát lại do Sở Tư Pháp quản lý.

Hy vọng có thể phục vụ Chị trong tương lai!

Thân ái!

 

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Nghề Thừa phát lại!

Bạn có thể tham khảo sơ đồ sau để hiểu thêm điều kiện bổ nhiệm Thừa phát lại:

bo_nhiem_tpl

Theo Điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 135/NĐ-CP thì Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm như sau:

Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Không có tiền án;

3. Có bằng cử nhân luật;

4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, điều kiện tối thiểu là phải có bằng cử nhân luật.

Chúc bạn học tốt nhé! Hy vọng chúng ta sẽ là đồng nghiệp trong tương lai.

Thân ái!

Một độc giả quan tâm đến chế định Thừa phát lại gửi email về chuyên trang Tìm hiểu về chế định Thừa phát lại và hỏi với nội dung như sau:
"Tôi nhà ở Quận Gò Vấp. Hôm rồi, tôi đang ở nhà thì có 1 người xưng là Thư ký Văn phòng Thừa phát lại Quận X đến gửi giấy của Tòa án Gò Vấp cho người tên là Nguyễn Văn B, địa chỉ gửi ghi trên giấy đúng là địa chỉ nhà của tôi. Người tên B là chủ cũ căn nhà đã bán sang tên tôi, sổ đỏ mới đứng tên tôi. Hiện giờ tôi cũng không biết người tên B này đang ở đâu nữa. Nghe tôi nói vậy, Thư ký Văn phòng Thừa phát lại gọi tổ trưởng dân phố tới rồi dán giấy của Tòa án lên cửa nhà tôi. Thấy vô lý nên tôi không cho phép thì Thư ký này nói rằng đây là giấy của Tòa án, giờ người cần gửi giấy đã chuyển đi nơi khác mà không biết đi đâu nên họ dán giấy lên cửa nhà tôi. Nếu mà tôi không cho dán là tự chịu trách nhiệm!? Xin hỏi tại sao giấy của tòa án mà người của Văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Tại sao họ lại dán giấy lên nhà tôi? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng tôi không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của tôi đối với căn nhà hay không?" 
Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đang niêm yết văn bản
Trước hết, chuyên trang xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thư ký Thừa phát lại mà bạn nói trên đang thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản của Tòa án, 1 trong bốn mảng công việc của Văn phòng Thừa phát lại và việc dán giấy của Tòa án lên cửa nhà anh/chị là hoạt động niêm yết văn bản. Chế định Thừa phát lại là 1 chế định mới, đang trong giai đoạn thí điểm (từ năm 2009) nên anh/chị chưa biết đến các công việc của Văn phòng Thừa phát lại là điều dễ hiểu.
Về câu hỏi thứ nhất, tại sao giấy của Tòa án mà người của văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Đây là quy định pháp luật, theo đó các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tại các địa phương có triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại (xem tên 13 địa phương) giao các văn bản cần tống đạt của mình cho Văn phòng Thừa phát lại đi tống đạt để bản thân mình tập trung vào các công việc chuyên môn ở cơ quan. Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, công quyền. Trước đây, khi chưa có chế định Thừa phát lại thì người của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp đi tống đạt hoặc giao cho Ủy ban nhân dân phường, Công an phường hay tổ dân phố để tống đạt thay (cũng có khi gửi qua đường bưu điện).
 Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long tống đạt văn bản
Về câu hỏi thứ hai, tại sao thư ký Thừa phát lại dán giấy lên nhà anh/chị? Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì người tống đạt sẽ thực hiện việc niêm yết văn bản. Luật quy định việc niêm yết văn bản thực hiện tại 4 nơi như sau: Trụ sở Tòa án; Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo; Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Văn phòng Thừa phát lại Hải Phòng niêm yết văn bản
Về câu hỏi thứ ba, giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng anh/chị không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại là chưa chính xác. Căn nhà nói trên nếu thực sự đang đứng tên chủ quyền anh/chị thì anh/chị có quyền từ chối việc dán giấy của Tòa án (về một vụ việc không liên quan đến anh/chị) lên căn nhà của mình. Pháp luật không ràng buộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của anh/chị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc từ chối cho niêm yết của anh chị sẽ được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận vào trong biên bản tống đạt để gửi trả Tòa án lưu hồ sơ. Các thủ tục tố tụng của Tòa án không vì sự việc này mà bị cản trở.
Về câu hỏi thứ tư, việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà hay không? Như đã nói ở trên, việc dán văn bản (niêm yết) lên nhà của anh/chị chỉ là một thủ tục tố tụng, anh chị có quyền từ chối việc này.  Và việc đồng ý hay từ chối của anh chị không ảnh hưởng đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà.
Hoạt động tống đạt văn bản là một trong bốn mảng công việc của Thừa phát lại (bên cạnh mảng lập vi bằng làm chứng cứ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự). Đây là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, được nhà nước giao cho Thừa phát lại thực hiện để hỗ trợ cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự và có văn bản pháp luật quy định. Rất mong người dân sẽ sớm quen với việc Văn phòng Thừa phát lại đi giao giấy cho những cơ quan này!

Kính chào anh Hoàng!

Cảm ơn anh đã quan tâm đến hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức!

Vì câu hỏi của anh không cụ thể cần lập vi bằng về vấn đề gì, hoặc anh đang gặp vướng mắc gì về mặt pháp lý, nên Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức chỉ có thể tư vấn cho anh về thu tục chung.

Thủ tục Thỏa thuận lập vi bằng rất đơn giản, anh cứ trình bày sự việc mà anh cần lập vi bằng, hoặc anh đang gặp vướng mắc gì về pháp lý, Thừa phát lại sẽ tư vấn cho anh cần lập vi bằng nội dung gì.

Ví dụ: Anh mua bán nhà, cần tạo lập chứng cứ về việc giao dịch, giao nhận tiền, nhà, Thừa phát lại sẽ tư vấn lập vi bằng ghi nhận sự kiện các bên thực hiện giao dịch, giao nhận tiền, nhà.

Sau đó, giữa anh và Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức sẽ ký hợp đồng dịch vụ, và thực hiện ngay việc lập vi bằng theo yêu cầu của anh, hoặc lập vi bằng theo thời gian, địa điểm mà anh yêu cầu (không phụ thuộc giờ hành chính, hoặc địa giới hành chính).

Về mức phí lập vi bằng: Tùy theo tính chất sự việc lập vi bằng, thời gian, địa điểm... mà Thừa phát lại có thể thông báo chi phí cụ thể để anh quyết định.

Hy vọng có thể được phục vụ anh trong tương lai, anh có thể trao đổi chi tiết sự việc qua số Hotline 01234 112 115 hoặc Email: Thuaphatlaithuduc@gmail.com, hoặc đến địa chỉ 41, Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức để trao đổi trực tiếp.

Thân ái!

Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng họp Đại hội cổ đông của Doanh nghiệp

(Ảnh: Thừa phát lại Thủ Đức lập vi bằng họp Đại hội đồng cổ đông của Doanh nghiệp)

(Thừa phát lại Thủ Đức)-Mức phí thi hành án tại các văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:
- Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự. Cụ thể,  mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.
Thừa phát lại đang tổ chức thi hành án
- Đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm với đương sự về chi phí thực hiện công việc.
- Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 17 của Thông tư này
- Trường hợp được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, người phải thi hành án có đơn đề nghị gửi Văn phòng Thừa phát lại kèm theo các tài liệu chứng minh. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và tài liệu của đương sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại xem xét, quyết định. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định việc miễn, giảm và thực hiện việc chi trả số tiền được miễn, giảm cho Văn phòng Thừa phát lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, đồng thời tổng hợp số kinh phí phải thực hiện để đề nghị Bộ Tư pháp cấp bổ sung. Nếu đề nghị miễn, giảm bị từ chối thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải trả lời bằng văn bản cho đương sự và nêu rõ lý do.
Căn cứ pháp lý:
Một độc giả quan tâm đến chế định Thừa phát lại gửi email về chuyên trang Tìm hiểu về chế định Thừa phát lại và hỏi với nội dung như sau:
"Tôi nhà ở Quận Gò Vấp. Hôm rồi, tôi đang ở nhà thì có 1 người xưng là Thư ký Văn phòng Thừa phát lại Quận X đến gửi giấy của Tòa án Gò Vấp cho người tên là Nguyễn Văn B, địa chỉ gửi ghi trên giấy đúng là địa chỉ nhà của tôi. Người tên B là chủ cũ căn nhà đã bán sang tên tôi, sổ đỏ mới đứng tên tôi. Hiện giờ tôi cũng không biết người tên B này đang ở đâu nữa. Nghe tôi nói vậy, Thư ký Văn phòng Thừa phát lại gọi tổ trưởng dân phố tới rồi dán giấy của Tòa án lên cửa nhà tôi. Thấy vô lý nên tôi không cho phép thì Thư ký này nói rằng đây là giấy của Tòa án, giờ người cần gửi giấy đã chuyển đi nơi khác mà không biết đi đâu nên họ dán giấy lên cửa nhà tôi. Nếu mà tôi không cho dán là tự chịu trách nhiệm!? Xin hỏi tại sao giấy của tòa án mà người của Văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Tại sao họ lại dán giấy lên nhà tôi? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng tôi không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của tôi đối với căn nhà hay không?" 
Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức đang niêm yết văn bản
Trước hết, chuyên trang xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thư ký Thừa phát lại mà bạn nói trên đang thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản của Tòa án, 1 trong bốn mảng công việc của Văn phòng Thừa phát lại và việc dán giấy của Tòa án lên cửa nhà anh/chị là hoạt động niêm yết văn bản. Chế định Thừa phát lại là 1 chế định mới, đang trong giai đoạn thí điểm (từ năm 2009) nên anh/chị chưa biết đến các công việc của Văn phòng Thừa phát lại là điều dễ hiểu.
Về câu hỏi thứ nhất, tại sao giấy của Tòa án mà người của văn phòng Thừa phát lại đi gửi? Đây là quy định pháp luật, theo đó các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tại các địa phương có triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại (xem tên 13 địa phương) giao các văn bản cần tống đạt của mình cho Văn phòng Thừa phát lại đi tống đạt để bản thân mình tập trung vào các công việc chuyên môn ở cơ quan. Hoạt động tống đạt của Thừa phát lại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, công quyền. Trước đây, khi chưa có chế định Thừa phát lại thì người của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp đi tống đạt hoặc giao cho Ủy ban nhân dân phường, Công an phường hay tổ dân phố để tống đạt thay (cũng có khi gửi qua đường bưu điện).
 Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long tống đạt văn bản
Về câu hỏi thứ hai, tại sao thư ký Thừa phát lại dán giấy lên nhà anh/chị? Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì người tống đạt sẽ thực hiện việc niêm yết văn bản. Luật quy định việc niêm yết văn bản thực hiện tại 4 nơi như sau: Trụ sở Tòa án; Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báoNiêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Văn phòng Thừa phát lại Hải Phòng niêm yết văn bản
Về câu hỏi thứ ba, giải thích của Thư ký Thừa phát lại rằng anh/chị không cho dán giấy của tòa là phải chịu trách nhiệm là có đúng không? Giải thích của Thư ký Thừa phát lại là chưa chính xác. Căn nhà nói trên nếu thực sự đang đứng tên chủ quyền anh/chị thì anh/chị có quyền từ chối việc dán giấy của Tòa án (về một vụ việc không liên quan đến anh/chị) lên căn nhà của mình. Pháp luật không ràng buộc trách nhiệm hay nghĩa vụ của anh/chị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc từ chối cho niêm yết của anh chị sẽ được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận vào trong biên bản tống đạt để gửi trả Tòa án lưu hồ sơ. Các thủ tục tố tụng của Tòa án không vì sự việc này mà bị cản trở.
Về câu hỏi thứ tư, việc dán giấy như vậy có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà hay không? Như đã nói ở trên, việc dán văn bản (niêm yết) lên nhà của anh/chị chỉ là một thủ tục tố tụng, anh chị có quyền từ chối việc này.  Và việc đồng ý hay từ chối của anh chị không ảnh hưởng đến chủ quyền của anh/chị đối với căn nhà.
Hoạt động tống đạt văn bản là một trong bốn mảng công việc của Thừa phát lại (bên cạnh mảng lập vi bằng làm chứng cứ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự). Đây là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, được nhà nước giao cho Thừa phát lại thực hiện để hỗ trợ cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự và có văn bản pháp luật quy định. Rất mong người dân sẽ sớm quen với việc Văn phòng Thừa phát lại đi giao giấy cho những cơ quan này!
Đức Hoài (Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức)

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng