Video

Thống kê
Lượt truy cập  
Online  

Người dân chưa biết đến “Thừa phát lại”

Thứ năm, 07/08/2014, 07:55 GMT+7

Người dân chưa biết đến “Thừa phát lại”

Ngày 5/8; tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bộ Tư pháp phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả thí điểm Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Định”.

Tham dự Hội thảo có TS Dương Thị Thanh Mai-Chuyên gia cao cấp Bộ Tư Pháp, Trưởng đoàn Khảo sát.

Thừa phát lại là chức danh được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc như: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự và một số công việc khác.

   
  Quang cảnh hội thảo đánh giá thí điểm Thừa phát lại   

Việc xây dựng Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bản tỉnh nhằm giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thi hành án dân sự, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy, theo quy hoạch trong giai đoạn thí điểm từ 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ thành lập và đưa vào hoạt động từ 2 đến 3 văn phòng Thừa phát lại, nhưng đến thời điểm này UBND tỉnh chỉ mới thành lập và đưa vào hoạt động 1 văn phòng.

Văn phòng Thừa phát lại vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc bởi chế định Thừa phát lại là một chế định mới, trong khi trình độ hiểu biết của người dân về chế định này vẫn còn rất hạn chế, các cơ quan chức năng còn e ngại trong việc thành lập văn phòng. Còn đối với người dân Thừa phát lại còn quá xa lạ và chưa có yêu cầu như một dịch vụ trong lĩnh vực tư pháp hỗ trợ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.

Theo Hồng Nhi-Thùy Trang (tamnhin.net)


Người viết : Ping

Giới hạn tin theo ngày :    

Go Top
dia-chi-thua-phat-lai
Tuyển dụng